1/ Trái cây thuộc họ cam quýt:
Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Tuy nhiên vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Các trái cây chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh....
2/ Thức ăn giàu kẽm như Thịt, Cá, Hải Sản:
Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng.
3/ Các loại Hạt, Ngũ Cốc, Cám Gạo:
Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin B đặc biệt là folate (B9) và pyridoxin (B6) quan trọng hơn cả. Thiếu folate làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trên thực tế ở trẻ em và phụ nữ mang thai, thiếu folate thường đi kèm thiếu sắt, tạo nên “bộ đôi” gây thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu pyridoxin làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào.
4/ Ớt chuông đỏ:
Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin, thậm chí cao gấp 2 lần so với họ cam quýt. Hơn nữa, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
5/ Rau bina:
Rau Bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
Ngoài việc thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm trên vào bữa ăn hàng ngày thì bạn cũng nên luyện tập mỗi ngày, có lối sống và môi trường sống lành lạnh để phòng ngừa tối đa các mầm bệnh gây hại nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc